Sức khỏe luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của chúng ta. Để cơ thể khỏe mạnh, bạn cần có hệ miễn dịch tốt. Việc tăng cường sức đề kháng sẽ giúp cơ thể có một hệ miễn dịch khỏe mạnh để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xấu. Vậy làm sao để tăng sức đề kháng?
1. Sức đề kháng là gì?
Nói dễ hiểu nhất, sức đề kháng chính là khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân bên ngoài như: vi khuẩn, virus, kí sinh trùng,… Nếu sức đề kháng yếu thì cơ thể sẽ bị xâm nhập bởi các tác nhân gây hại làm suy yếu hệ miễn dịch. Bởi vậy, tăng cường hệ miễn dịch cũng chính là tăng sức đề kháng. Cần gì để tăng sức đề kháng mùa dịch chắc hẳn là băn khoăn của nhiều người.
2. Nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng
2.1. Hệ miễn dịch suy giảm
Sức đề kháng của cơ thể được tạo ra từ hệ miễn dịch với nhiệm vụ nhận diện và tiêu diệt các tác nhân lạ gây hại cho cơ thể. Chính vì vậy khi hệ miễn dịch suy giảm thì sức đề kháng cũng suy giảm. Cơ thể sẽ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh từ ngoài môi trường, cũng làm bệnh tình biến chứng nặng hơn.
2.2. Uống ít nước
Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể, giúp thận thải độc tố ra ngoài. Chính vì vậy nước là một yếu tố cần thiết nhất cho cơ thể. Muốn khỏe mạnh thì con người phải bổ sung đủ lượng nước cần thiết. Nhưng nếu vì một nguyên nhân nào đó: “thói quen ít uống nước, hoặc bận rộn quá nên ít uống nước” thì sẽ khiến sức đề kháng của bạn suy giảm.
2.3. Thức khuya, rối loạn giờ giấc
Cơ thể sản xuất ra melatonin trong khi ngủ, giúp hệ thống miễn dịch tạo đủ tế bào bạch cầu để chống lại vi khuẩn gây bệnh. Việc ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày rất quan trọng với sức khỏe. Việc thức khuya sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng.
2.4. Công việc căng thẳng, stress kéo dài
Khi công việc quá áp lực, quá căng thẳng dẫn tới việc stress kéo dài. Điều này làm nồng độ hormon như Testosteron và Estrogen bị suy giảm trầm trọng. Cơ thể sẽ mất cân bằng hormon và hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm khả năng chống chọi lại vi khuẩn gây bệnh.
2.5. Không khí ô nhiễm
Hai tế bào lympho T và lypho B đóng vai trò rất quan trọng với hệ miễn dịch. Việc hít thở thường xuyên trong môi trường mà không khí bị ô nhiễm nhiều khói bụi, hóa chất,… sẽ làm bẩn phổi và chặn các tế bào T,B gây ra viêm nhiễm đường hô hấp.
2.6. Lạm dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh là con dao 2 lưỡi, có tác dụng điều trị bệnh do nhiễm khuẩn nhưng cũng khiến cơ thể yếu hơn, làm giảm hệ miễn dịch và suy giảm sức đề kháng.
Chúng ta cần tránh những tác nhân trên để không làm giảm sức đề kháng. Từ đó có một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn để giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, chúng ta cần trang bị kiến thức để tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay.
3. Cách tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch
3.1. Xây dựng lối sống lành mạnh
Thói quen xấu trong sinh hoạt là tác nhân chính làm sức khỏe giảm sút, suy giảm sức đề kháng. Chính vì vậy chúng ta cần xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học:
- Nói không với các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,… Tránh xa những thứ vô bổ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Cân bằng cuộc sống để giảm stress, căng thẳng kéo dài. Điều này đặc biệt cần thiết với tất cả mọi người. Khi cơ thể vui vẻ thì sức khỏe mới nâng cao được. Nên rèn luyện những cách thư giãn để có một cuộc sống tích cực hơn.
- Duy trì thói quen tập thể dục điều độ giúp cơ thể bài tiết mồ hôi, tăng cường trao đổi chất và giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng. Đây là một điều mà ai cũng phải thừa nhận. Hãy so sánh sức khỏe của một người thường xuyên tập thể dục và một người không dành thời gian cho việc đó. Tất nhiên sức khỏe, sự dẻo dai của người duy trì thể thao điều độ là vượt trội.
- Ngủ đủ giấc, thời khóa biểu sinh hoạt điều độ giúp cơ thể được nghỉ ngơi thoải mái, không bị quá tải. Giúp các bộ phận hoạt động khỏe mạnh, tăng sức đề kháng để bảo vệ cơ thể lại các tác nhân gây hại.
3.2. Cải thiện môi trường sống
Một không gian sống thoáng đãng, sạch sẽ giúp nâng cao khả năng chống chọi của cơ thể với tác nhân từ môi trường bên ngoài. Để có được điều này, bạn cần tránh xa các nhà máy đầy khói bụi, hóa chất ô nhiễm, tránh xa những nơi ồn ào. Môi trường sạch sẽ, thoáng khí sẽ giúp phổi khỏe mạnh, làm tăng sức đề kháng giúp cơ thể luôn khỏe.
3.3. Có chế độ dinh dưỡng hợp lí
Khi hiểu về mức độ quan trọng của hệ miễn dịch, chắc chắn bạn muốn nâng cao sức để kháng. Vậy ăn gì để nâng cao sức đề kháng? Chế độ dinh dưỡng như thế nào để tăng đề kháng? Bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin trong dinh dưỡng hàng ngày.
Vitamin A
Đây là vitamin cần thiết đối với hệ miễn dịch. Theo các nhà nghiên cứu, việc đáp ứng đầy đủ vitamin A giúp giảm 23% tỉ lệ tử vong ở trẻ. Nếu thiếu hụt vitamin A sẽ làm suy giảm khả năng bài tiết, giảm khả năng ngăn cản lại các vi khuẩn xâm nhập. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin A như: gan gà, gấc, rau dền, rau ngót,… đều là những thực phẩm dễ dàng bổ sung.
Vitamin E
Vitamin E giúp tăng sức đề kháng yếu của cơ thể vì nó có tác dụng bảo vệ tế bào, tránh sự tấn công của virus và vi khuẩn. Nó còn bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào không bị oxy hóa, tham gia vào chuyển hóa tế bào.
Để tăng cường sức đề kháng, bổ sung Vitamin E là điều rất cần thiết. Vitamin E cũng rất dễ bổ sung từ các thực phẩm tự nhiên như: đậu tương, giá đỗ, vừng, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô liu và các loại rau có màu xanh đậm.
Vitamin D
Vitamin D giúp xương phát triển chắc, khỏe và còn liên quan đến nhiều chức năng của hệ miễn dịch, tuần hoàn, tiêu hóa, và thần kinh. Vitamin D chủ yếu được cơ thể tổng hợp từ da dưới bức xạ tia cực tím của ánh mặt trời. Ngoài ra chúng ta cũng hấp thụ được vitamin D qua các thực phẩm: hải sản, gan cá, lòng đỏ trứng,…
Vitamin C
Có thể nói vitamin C là một trong những vitamin quan trọng nhất đối với hệ miễn dịch và sức đề kháng. Muốn tăng sức đề kháng thì cần bổ sung đủ lượng vitamin C cần thiết. Điều này sẽ giúp tăng các globulin miễn dịch IgA và IgM, bạch cầu hoạt động sẽ tốt hơn. Còn nếu thiếu hụt vitamin C sẽ khiến khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, gây xấu da.
Bổ sung vitamin C từ các thực phẩm: rau dền, rau ngót, rau mồng tơi, rau đay,… cùng một số loại trái cây như bưởi, cam, quýt, chanh, đu đủ,…
Dùng thực phẩm chức năng tự nhiên
Một thực phẩm chức năng tự nhiên có nhiều tại Việt Nam giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng là tổ yến.
Thật vậy, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng yến sào có nhiều chất dinh dưỡng quý hiếm và rất nhiều khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt Axid Sialic có nhiều trong tổ yến có tác dụng hỗ trợ tăng sức đề kháng, ngăn ngừa sự lây nhiễm bởi các dòng virus cúm. Ngoài ra còn rất nhiều dưỡng chất quý trong thành phần tổ yến.
Việc ăn yến sào thường xuyên và đều đặn giúp cơ thể khỏe mạnh, làn da trẻ trung. Hiện nay rất nhiều người đã dùng yến lâu năm và cho biết sức khỏe của họ tốt dần theo thời gian, giúp giảm lão hóa rất tốt cho phụ nữ.
- Ngoài các Vitamin trên, sức đề kháng cũng được củng cố tốt hơn từ các khoáng chất gồm: sắt, kẽm, Selen,…